NHỮNG ĐIỀU KỲ LẠ VÀ THÚ VỊ TỪ CÀ PHÊ, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Cà phê là thức uống “quốc dân” của nhiều nước trên thế giới, được nhiều người ưa chuộng và say đắm. Vì thế, có thể nói cà phê là một loại hàng hóa hái ra tiền và là mặt hàng giao dịch lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau vàng đen. Với lòng yêu thích mãnh liệt từ thức uống đậm đà hương vị say mê mang tên "cà phê", Napoli Coffee đã đi nhiều nơi trên thế giới và khám phá nhiều điều thú vị từ loại thức uống đặc biệt này.

1. Văn hóa uống cà phê trên thế giới
Từ lâu, cà phê trở thành một thức uống không thể thiếu của nhiều người trên thế giới. Cà phê xuất hiện ở trong bữa ăn, trong giao tiếp và hiện diện trong các hoạt động đời sống hằng ngày. Mỗi buổi sáng bận rộn đi làm thì cầm ly cà phê vừa làm vừa nhâm nhi. Những hôm “hẹn hò” cùng bạn bè, thì “tạt ngay” đến một quán cà phê nào đó và “mượn” ly cà phê để nên câu chuyện trò. Những lúc tâm trạng sầu lắng, ly cà phê như một “vị cứu tinh” giúp giãi bày tâm trạng. Cà phê ở đâu cũng vậy, hầu hết luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho một cuộc trò chuyện, một buổi gặp mặt, một lời chào cho buổi sáng tươi mới.

Vậy mà điểm đặc biệt là, bạn có biết cà phê ở mỗi nơi trên thế giới có những điểm khác biệt, màu sắc riêng. Ở mỗi nơi, người ta có những sở thích, hương vị cà phê khác nhau. Ở Jamaica, Colombia hay Kenya thì thích uống cà phê nóng. Ở Châu Phi, khi uống cà phê, người ta thích bỏ thêm chút lá bạc hà, để tạo cảm giác “the” ngay đầu lưỡi. Còn ở Ả Rập, người ta thích trộn lẫn chicory (rau diếp cá) vào cà phê khi uống. Những nước nổi tiếng các loại thức uống cà phê Espresso như Ý thì thường bỏ đường vào cà phê. Người Bỉ thì uống với socola, người Ethiopia thì dùng cà phê cùng với muối,...

Đối với người Việt Nam khi uống cà phê có phần khác biệt so với những quốc gia khác. Cà phê thường được pha với sữa đặc, hương thơm từ sữa đặc vừa ngọt ngào, béo béo, tạo nên nét đậm đà khó quên của cà phê nơi đầu lưỡi. Đặc biệt, người Việt Nam còn vô cùng tinh tế khi pha chế ra thức uống mang tên "cà phê trứng" nổi danh trên thế giới. Những du khách khi đến Việt Nam hầu hết đều thích thú, và “mê đắm” cái hương vị lạ, thơm béo của loại cà phê trứng này. 

2. Cà phê và những câu chuyện thú vị
Truyền thuyết về nguồn gốc cà phê
Vào khoảng những năm 1671, ở Châu Phi người dân vẫn hay truyền miệng nhau về một truyền thuyết về sự xuất hiện của cà phê. Truyện kể rằng, trên vùng Kaffa thuộc nước Ethiopia, có một loại cây có hoa màu trắng, quả màu đỏ. Vào một ngày, có người đàn ông chăn dê nọ, khi đàn dê mà ông đang chăn, ăn phải những loại quả này. Chúng bỗng nhiên chạy nhảy và hoạt động không ngừng.
Người đàn ông bèn kể lại việc này cho các thầy tu tại một tu viện và một số người chăn dê. Sau khi họ tìm những quả này và ép nước uống thử thì cảm thấy khoan khoái và nói chuyện tới khuya. Từ đó, con người biết tới loại thức uống mới có tên gọi là cà phê.

Vành đai bean cà phê
Khi mở tấm bản đồ ra, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, vì hầu hết các vùng trồng cà phê đều nằm trên cùng một vĩ độ. Theo nhiều kinh nghiệm được đúc kết, người ta cho rằng cà phê chỉ thích hợp được trồng ở những khu vực có khí hậu mát mẻ, nắng dịu và lượng mưa dồi dào quanh năm. Những khu vực có thời tiết thích hợp này thường nằm gần xích đạo và hình thành nên một vành đai. Vành đai này được mọi người thường gọi là vành đai bean hay vành đai cà phê.

Cà phê từng là thức uống bất hợp pháp trên 3 nền văn hóa khác nhau
Bạn sẽ thật ngạc nhiên trong khi cà phê là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng, nhưng lại từng bị cấm sử dụng trên ba nền văn hóa khác nhau. Vào năm 1511 tại Ả Rập, Thống đốc Mecca của một thành phố cho rằng, cà phê có ở những nơi gặp gỡ của đàn ông và phụ nữ. Những nơi này thường tổ chức chơi violin, chơi cờ và chưa kể đến những việc trái pháp luật thiêng liêng. Vì vậy cho rằng, những quán cà phê là nơi không lành mạnh và cà phê bị cấm sử dụng. Năm 1675, Vua Charles II đã cho cấm những quán cà phê vì cho rằng, đây là những nơi ươm mầm sự nổi loạn. Và vào năm 1677, Fredrick Đại đế là người thứ ba ban lệnh cấm thức uống này tại Đức, vì ông cho rằng việc nhập khẩu cà phê xanh làm tăng cạnh tranh đối với sản phẩm địa phương.

Cà phê là bác sĩ thực vật
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bã cà phê vốn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cafein, giúp tăng khả năng kích thích quá trình phát triển và cây đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất. Vì vậy, cà phê được xem là bác sĩ thực vật, giúp cứu sống cây và phục hồi xanh tươi. Chúng ta chỉ cần trộn lẫn bã cà phê và ít đường, cho vào bình tưới nước cây mỗi ngày.

Cà phê không chỉ là thức uống giải khát, giúp tỉnh táo làm việc, mà cà phê còn mang những nét văn hóa, giá trị tinh thần của con người. Cà phê ở mỗi quốc gia mang hương vị khác nhau, mang những câu chuyện khác nhau. Nhưng vô hình, cà phê vẫn trở thành một người bạn chung của tất cả mọi người, là món quà đẹp mà thiên nhiên ban tặng.


Ngày đăng: 30/09/2019 | 1481 (Lượt xem)

Các tin khác